CÂU CHUYỆN ĐỊA LÝ CỦA TRÀ PHỔ NHĨ - Pico Gift

Pico Gift

CÂU CHUYỆN ĐỊA LÝ CỦA TRÀ PHỔ NHĨ

Nội dung chính

Pico Gift

Lịch sử trà Phổ Nhĩ

Từ “Trà Phổ” xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn sách “Điền Lược” do Tạ Triệu viết vào năm 1620 sau Công nguyên (cuối thời nhà Minh). Cái tên “Trà Phổ Nhĩ” xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn “Kiến thức nhỏ về vật lý”, được biên soạn vào cuối thời nhà Minh và xuất bản vào đầu triều đại nhà Thanh năm 1664.

Không còn nghi ngờ gì nữa, “Trà Phổ” và “Trà Phổ Nhĩ” vào thời điểm đó dùng để chỉ trà theo nghĩa địa lý, tức là loại trà được sản xuất tại Phổ Nhĩ. Lúc này, trà Phổ Nhĩ chỉ nhấn mạnh đến xuất xứ của nguyên liệu, và không có hàm ý về công nghệ sản xuất đặc biệt.

Sự thay đổi trong khái niệm và nội hàm của trà Phổ Nhĩ lần đầu tiên vào thời nhà Thanh. Vào thời nhà Thanh, trà Phổ Nhĩ đã đạt được sự phát triển chưa từng có. Thứ nhất, sản lượng tiêu thụ tăng lên rất nhiều và quy mô sản xuất mở rộng nhanh chóng. Thứ hai, vì sự tôn sùng của hoàng gia Mãn Châu, trà Phổ Nhĩ đã trở thành thức uống cung đình “Hạ uống Long Tỉnh, đông uống Phổ Nhĩ”, và đã trở thành một thức uống nổi tiếng của Trung Quốc.

Các sản phẩm trà Phổ Nhĩ trong thời kỳ này chủ yếu được chia thành trà Tây Tạng (còn gọi là trà bán buôn), trà cống phẩm và trà Phổ Nhĩ có chất lượng cao gần với tiêu chuẩn của cống phẩm, nhưng về mặt hình thái, để tạo điều kiện cho việc vận chuyển đường dài, thường được làm thành dạng bánh hoặc dạng gạch.

(Bánh trà Phổ Nhĩ)

Mặc dù ba loại trà này khác nhau về nguyên liệu, hình thức sản phẩm và quy cách đóng gói, nhưng rõ ràng chúng không phải là “trà thanh mao phơi nắng” như nguyên liệu của trà Phổ Nhĩ. Nói cách khác, trà Phổ Nhĩ trong thời kỳ này đã đề cập đến loại trà được làm từ trà xanh phơi khô được sản xuất tại Phổ Nhĩ thành trà “thành phẩm” sau này.

Đến đây, nội hàm ý nghĩa của trà Trà Phổ Nhĩ đã lặng lẽ thay đổi, bao gồm một số yếu tố của quá trình sản xuất. Vì vậy, vào thời nhà Thanh và những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc, người ta đã coi “trà thanh mao phơi nắng” và trà Phổ Nhĩ là hai loại trà phân biệt.

Câu chuyện địa lý của trà Phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ thành phẩm ở Vân Nam phải trải qua Trà Mã Cổ Đạo – con đường vận chuyển trà từ thời cổ đại dài đằng đẵng trước khi được chuyển đến tay người tiêu dùng. Phạm vi hoạt động của con đường Trà Mã Cổ Đạo ở Trung Quốc chủ yếu bao gồm ba vùng chính là Vân Nam, Tây Tạng và Tứ Xuyên, ngoại vi có thể mở rộng đến Quảng Tây, Quý Châu và các tỉnh khác, trong khi nước ngoài trực tiếp đến Ấn Độ, Nepal, Sikkim, Bhutan và Đông Nam Á ở Myanmar, Việt Nam, Lào, Thái Lan, và xa hơn nữa là đến các nước khác ở Nam Á, Tây Nam Á và Đông Nam Á.

Trà Mã Cổ Đạo dài hơn 2.000 km ở Vân Nam, chạy qua gần như toàn bộ tỉnh Vân Nam, hoàn toàn do các đoàn xe ngựa từng bước từng bước vượt qua, vì nhiều đoạn rất khó đi và nguy hiểm nên một chuyến phải mất ba, bốn tháng, tưởng tượng là biết con đường này khó khăn gian nan như nào. Ra khỏi lãnh thổ Vân Nam, những gập ghềnh trên con đường vận chuyển trà Phổ Nhĩ còn lâu mới kết thúc, và sẽ mất hơn nửa năm để đến tay người tiêu dùng.

Chính trong hành trình gập ghềnh dài đằng đẵng trên Trà Mã Cổ Đạo, như người ta vẫn thường nói, trải qua thời gian bôn ba trên lưng ngựa, gió thổi, nắng phơi, chất lượng trà Phổ Nhĩ đã có những thay đổi kỳ diệu trong quá trình vận chuyển sau khi đến nơi. Tại nơi tiêu thụ, hầu hết trà Phổ Nhĩ đã qua quá trình lên men tự nhiên, sau khi pha trở thành trà Phổ Nhĩ có màu đỏ đậm, hương thơm lâu đời.

(Trà Mã Cổ Đạo)

Điều thú vị là ở Vân Nam, quê hương của trà Phổ Nhĩ, người ta rất khó uống được trà Phổ Nhĩ chín. Lý do rất đơn giản – Vân Nam không sản xuất trà Phổ Nhĩ chín. Điều này cho thấy một vấn đề. Trong thời kỳ cổ điển của trà Phổ Nhĩ, cụ thể là từ thời nhà Thanh đến những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc, nhận thức của mọi người về khái niệm trà Phổ Nhĩ xuất hiện sự khác biệt: tại quê hương của trà Phổ Nhĩ, trà Phổ Nhĩ trong mắt người Vân Nam chủ yếu là “Trà Phổ Nhĩ sống”, và ở nơi tiêu thụ chính của trà Phổ Nhĩ, tức là ở cuối con đường Trà Mã Cổ Đạo, mọi người nghĩ rằng trà Phổ Nhĩ là “Trà chín”.

Không thể nói trong hai nhận thức này ai đúng, ai sai. Nhưng một sự thật hiển nhiên là: nhận thức về bất kỳ loại hàng hóa nào chủ yếu do người tiêu dùng chi phối. Điều này cũng đúng với cách đặt tên của trà Phổ Nhĩ trong thời kỳ cổ điển, và chính những người tiêu dùng ở cuối con đường Trà Mã Cổ Đạo có tiếng nói cuối cùng.

Nguồn: https://www.puercn.com/puerchawh/puerchags/225496.html

Có thể bạn sẽ quan tâm: Thưởng trà: Những loại nước nào pha trà là tốt nhất?

Bài viết liên quan
viVietnamese