ĐÊM TRỪ TỊCH - ĐÊM GIAO THỪA VÀ NHỮNG TẬP TỤC - Pico Gift

Pico Gift

ĐÊM TRỪ TỊCH – ĐÊM GIAO THỪA VÀ NHỮNG TẬP TỤC

Nội dung chính

Pico Gift

Đêm trừ tịch hay là đêm giao thừa là đêm cuối cùng của năm âm lịch, tức là đêm trước lễ hội mùa xuân. Tháng 12 âm lịch phần lớn là tháng có ba mươi ngày nên đêm giao thừa còn được gọi là đêm ba mươi. Nếu tháng 12 âm lịch nào chỉ có hai mươi chín ngày thì sẽ được đổi tên thành đêm hai mươi chín. Nghĩa gốc của từ “trừ” trong “trừ tịch” là “qua đi”, được mở rộng thành “dịch”, tức là luân phiên; nghĩa gốc của từ “tịch” là “hoàng hôn”, mở rộng ra có nghĩa là “buổi đêm”. Vì vậy, “trừ tịch” nghĩa là năm cũ sẽ qua đi vào đêm giao thừa, và năm mới sẽ thay thế vào ngày mai.

Đêm trừ tịch có lịch sử rất lâu đời và nhiều phong tục được truyền lại cho đến ngày nay. Hãy cùng Pico Gift tìm hiểu nhé:

Bữa cơm tất niên

Bữa tối giao thừa còn được gọi là bữa tối đoàn viên, theo “Kinh Sở tuế thời ký” của Tông Lẫm, ít nhất vào thời Nam bắc triều (khoảng từ năm 420), đã có phong tục ăn cơm tất niên. Vì là mùa đông nên người miền Bắc thường đặt nồi lẩu ở giữa bàn ăn. Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường có bánh bao, cá, rau củ. Bữa tối giao thừa điển hình ở Giang Nam nhất định phải có cá và một nồi canh đậm đà, nhiều nguyên liệu. Ở Việt Nam, tùy từng gia đình, vùng miền mà bữa cơm tất niên cũng phong phú đa dạng, nhưng cơ bản thì có thể thường có xôi, gà luộc, bánh chưng.

Theo nghi thức cũ, chỗ ngồi truyền thống trong đêm giao thừa là “Thượng tả tôn Đông” (Những người có địa vị cao ngồi bên trái, ở hướng đông) và “Diện triều đại môn vi tôn” (Người có địa vị lớn nhất ngồi hướng mặt về cửa chính). Người đứng đầu bữa tiệc hàng năm là trưởng lão cao tổi nhất. Nếu như là mời khách thì người đứng đầu là vị khách danh dự nhất, và chủ nhà là người nhập tiệc cuối cùng.

Lì xì

Người xưa rất coi trọng việc lì xì. Những đồng tiền xu được sử dụng là những đồng tiền lớn và mới, sau đó chúng được xâu với nhau bằng dây đỏ. Người lớn “lì xì” cho trẻ nhỏ nhằm cầu thịnh vượng, may mắn. Một số vùng còn có phong tục tặng “quả lì xì”. Vào đêm giao thừa, những người lớn tuổi sẽ đặt cam, vải và các loại dưa, hoa quả khác bên cạnh gối của trẻ em, lấy ý nghĩa “điềm lành” chúc trẻ em sang năm gặp nhiều may mắn.

Với sự phát triển của thời đại, “lì xì” hiện tại trực tiếp và thuần túy hơn, thông thường, tiền giấy được bỏ trong những phong bì màu đỏ tinh xảo phát cho trẻ em để cầu may.

Tục “Thủ tuế” (đêm trừ tịch không ngủ)

“Thủ tuế” đêm giao thừa cũng là một phong tục được lưu truyền từ lâu, ngay từ thời Tây Tấn đã được ghi chép rõ ràng trong “Phong Tử Ký”: “Đêm đông không ngủ, đợi ngày mai đến”. Tương truyền, “thủ tuế” là để đề phòng kỳ lân đến xâm hại. Loại kỳ lân này sợ nhất là lửa, màu đỏ và âm thanh lớn nên người ta mặc quần áo đỏ, thắp đèn đỏ, dán giấy đỏ, đốt pháo, thắp hương khấn vái nên mới có tục “thủ tuế” thức trắng đêm giao thừa.

 

Vào đêm này, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ đều phải nói những lời tốt lành, không được nói những lời xấu, những lời khiếm nhã, nếu không sẽ gặp xui xẻo cả năm. Vì vậy, niềm vui, sự hòa hợp, đoàn tụ là chủ đề lớn nhất của đêm giao thừa.

Dán câu đối Tết

Câu đối tết xuân còn gọi là câu đối dán cửa, câu đối xuân, liễn, đối chữ,…thể hiện những lời chúc tốt đẹp, phản ánh xã hội hiện tại với nét chữ gãy gọn, đối ngẫu, súc tích và tinh tế, là một thể loại văn học đặc sắc. Mỗi dịp Tết đến xuân về, dù thành thị hay thôn quê, nhà nào cũng nên chọn một đôi câu đối đỏ dán trước cửa thêm không khí tưng bừng cho lễ hội mùa Xuân.

Bạn đã biết về những tập tục trong đến trừ tịch – giao thừa trên chưa?

Bài viết liên quan
en_USEnglish